Hội thảo do Trường Đại học Kinh tế TP.HCM phối hợp cùng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức với sự tham gia của Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (Economy & Environment Partnership for Southeast Asia, EEPSEA), Trung tâm Môi trường cho Phát triển (EfD-Vietnam) và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (IPSARD)
HỘI THẢO KHOA HỌC
“ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN CÁC TỈNH KHU VỰC PHÍA NAM”
Vĩnh Long, ngày 09/11/2020
Để góp phần thực hiện thành công chương trình liên kết 6 nhà: “nhà nông, nhà nước, nhà đầu tư, nhà băng, nhà khoa học, và nhà phân phối” theo Nghị Định 98/2018/NĐ-CP trong chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Hội phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo “Đầu ra cho nông sản các tỉnh Khu vực phía Nam”. Hội thảo được xác định nằm trong chuỗi sự kiện các hoạt động ngành Công thương các tỉnh Khu vực phía Nam được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long.
Các mục tiêu chính của hội thảo:
- Tìm hiểu thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng nông sản chủ lực của các tỉnh khu vực phía Nam;
- Tìm ra những vướng mắc trong mối liên kết “6 nhà” tại các tỉnh khu vực phía Nam và giải pháp tháo gỡ;
- Vai trò của các doanh nghiệp, trang trại và hợp tác xã nông nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản;
- Hợp tác giữa nhà nước và nhà khoa học trong việc thúc đẩy chuỗi giá trị ngành hàng nông sản để tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho đầu ra của ngành nông nghiệp tỉnh các tỉnh khu vực phía Nam.
Các chủ đề tham luận dự kiến:
- Những bất cập trong chính sách thúc đẩy thị trường nông sản (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam).
- Tín dụng theo chuỗi liên kết nông sản (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam).
- Nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định thương mại Việt Nam – EU: Cơ hội và thách thức (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam).
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng an toàn thực phẩm giữa TP.HCM và các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).
- Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu và cơ hội cho nông sản Việt Nam đạt chuẩn chất lượng an toàn (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).
- Lợi thế so sánh của sản phẩm nông sản Việt Nam so với các nước khu vực Đông Nam Á (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).
- Cách tiếp cận chuỗi giá trị để phát triển ngành hàng và thị trường cho nông sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ).
- Truy xuất nguồn gốc ngành hàng thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ).
- Nhu cầu hàng nông sản thực phẩm và thị trường tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm tại TP.HCM (Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh).
- Công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ hàn nông sản tại tỉnh Vĩnh Long (Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long).
- Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng nông sản tỉnh Vĩnh Long (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long).
- Dự án nghiên cứu, phát triển thiết bị cảm biến cầm tay, xác định dư lượng hóa học trong sản phẩm nông nghiệp tích hợp với chức năng xác định độ nhiễm mặn của nước, nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho sản phẩm nông sản (Viện Đổi mới Sáng tạo UEH).
- Công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa tại Saigon CO.OP và xây dựng tiêu chuẩn hàng hóa an toàn chất lượng (Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM).
- Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu nông sản sang thị trường quốc tế (Báo cáo của các doanh nghiệp Việt Nam).
- Thông tin thị trường và sàn giao dịch nông sản vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam (Báo cáo chuyên gia).
- Các báo cáo nghiên cứu khác về sản xuất – tiêu thụ nông sản trong thời đại công nghiệp 4.0.
Thành phần tham dự:
- Đại diện các Sở Công thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đại diện các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các doanh nghiệp nông nghiệp khu vực khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các giảng viên, nhà nghiên cứu từ các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội thảo do Trường Đại học Kinh tế TP.HCM phối hợp cùng Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức với sự tham gia của Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (Economy & Environment Partnership for Southeast Asia, EEPSEA), Trung tâm Môi trường cho Phát triển (EfD-Vietnam) và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (IPSARD) cùng các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.