Cải cách nước sinh hoạt tại TPHCM: Nhu cầu, biểu giá và các tác động phân phối

Ngày 18/07/2018

Dự án này phân tích sự lựa chọn của các hộ gia đình ở TP HCM giữa nước máy và nước ngầm và các tác động phân phối của cải cách giá nước.

 

Nhu cầu sử dụng nước ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, đang tăng rất nhanh do mức tiêu thụ bình quân đầu người cũng như quá trình đô thị hoá đang gia tăng nhanh chóng. Điều này dẫn đến mức độ thiếu nước (chỉ số WSI, được tính dựa trên nhu cầu sử dụng nước và lượng nước ngọt sẵn có) ngày càng tăng cao, và dự đoán sẽ vào khoảng 23% vào năm 2020. Chỉ số WSI cao được xem là một dấu hiệu làm hạn chế quá trình phát triển bền vững và là nguồn cơn của những xung đột tiềm năng trong việc tiêu thụ nước một cách cạnh tranh. Điều này đòi hỏi sự cắt giảm tiêu thụ nước ở TP.HCM, thông qua các biện pháp chính sách được đề xuất có thể sẽ bao gồm việc tăng giá nước và cải cách biểu giá.

Khi người tiêu dùng ở TP.HCM phải đối mặt với giá nước cao hơn, họ có khuynh hướng chuyển sang nước ngầm, vốn dễ dàng khai thác tại Việt Nam. Ngoài ra, biểu giá theo khối hiện hành được cho là không hiệu quả trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận và khả năng chi trả tiền nước đối với người nghèo, cũng như không phản ánh chính xác giá trị kinh tế của nước. Thật không may, người tiêu dùng hiếm khi được tham vấn về các vấn đề thiết kế biểu giá này. Cải cách giá nước trong tương lai sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu phản ánh được sự ưa thích của người tiêu dùng vì họ sẽ sẵn sàng trả tiền nước dựa theo biểu giá mà họ tin là công bằng và hiệu quả.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đề xuất (1) xem xét tác động của giá nước đối với nhu cầu về nước máy và nước ngầm bằng mô hình AIDS, (2) điều tra các yếu tố quyết định hành vi bảo tồn nước với mô hình multivariate probit, (3) điều tra sở thích của các hộ gia đình đối với các biểu giá nước bằng các thí nghiệm lựa chọn, và (4) xem xét các tác động phân phối của cải cách giá nước ở thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu sẽ được thu thập từ một cuộc khảo sát từ 2000 hộ gia đình tại TP.HCM.

Dự án sẽ cung cấp chi tiết về sở thích của người tiêu dùng nước đối với biểu giá, qua đó giúp cho các nhà cung cấp nước và các nhà hoạch định chính sách địa phương lựa chọn thiết kế biểu giá một cách hiệu quả nhất và đáp ứng được các mục tiêu chính sách. Dự án cũng cung cấp cho chính phủ và công chúng thông tin về sự công bình trong trợ cấp nước theo kế hoạch định giá hiện hành. Ngoài ra, nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin về sự phân bổ mức trợ cấp nước giữa các nhóm thu nhập và phân phối không gian của các khoản trợ cấp đó. Các kết quả đầu ra có thể làm sáng tỏ mức độ bình đẳng hoặc bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập khi dịch vụ nước công cộng được quan tâm.

Bài viết liên quan

The Environment for Development (EfD) Initiative is a capacity building program in environmental economics focusing on research, policy interaction, and academic programs.

028.3844.8249 0834.337732 admin@EfD.vn 028.3847.7948

1A Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Copyright (c) 2018 Environment for Devlopment in Vietnam

Designed by Sweetsoft