TS. Phạm Khánh Nam, Trưởng khoa Kinh tế ĐH Kinh tế TP.HCM, Giám đốc Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) và Trung tâm Môi trường cho Phát triển Việt Nam (EfD-Vietnam) sẽ có bài trình bày tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về Xu hướng và cơ hội sử dụng các công cụ kinh tế, cơ chế khuyến khích và phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường để quản lý chất lượng nước và tài nguyên ở Châu Á
Tốc độ gia tăng đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp trên diện rộng đang tạo áp lực lên số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nước của Châu Á, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và làm cho chất lượng nước bị xuống cấp. Kinh nghiệm về việc sử dụng các công cụ chính sách kinh tế và thị trường (MBI) mang lại cơ hội để giải quyết ô nhiễm và quản lý nước trong khu vực, với sự đa dạng về thể chế và bối cảnh kinh tế. Phiên họp này sẽ trình bày các xu hướng thực hiện MBI để quản lý đối với chất lượng và tài nguyên nước, thảo luận về các khuyến nghị để mở rộng áp dụng, đồng thời khám phá các nhu cầu, thách thức và cơ hội để cải cách và hỗ trợ thông qua các hoạt động của ADB.
Tham gia buổi thảo luận gồm có:
- Isao Endo, Chuyên gia Môi trường, Ngân hàng Phát triển Châu Á, SDTC-ENV (Điều phối buổi thảo luận)
- Phạm Khánh Nam, Trưởng khoa Kinh tế, Giám đốc Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) và Trung tâm Môi trường cho Phát triển Việt Nam (EfD-Vietnam)
- Jocelyn G. Sta. Ana, Trưởng phòng, Phòng thí nghiệm và Nghiên cứu Môi trường, Cơ quan Phát triển Hồ Laguna (Philippines)
- Phạm Hồng Lượng, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam
- Au Shion Yee, Chuyên gia tài nguyên nước cấp cao, EAE
Nội dung chính:
- Công cụ dựa vào thị trường về quản lý tài nguyên nước với tiềm năng mở rộng quy mô lớn ở Châu Á và Thái Bình Dương
- Các nghiên cứu điển hình về công cụ dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên nước được thực hiện ở Châu Á
- Cơ hội cho các dự án trong tương lai của ADB hỗ trợ quản lý tài nguyên nước.