Ngày 17/09/2022
Đối mặt với những thách thức tương tự
Zakia Afroz, đại diện Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi Khí hậu, cho biết: "Bangladesh và Việt Nam có những thách thức tương tự về biến đổi khí hậu, đặc biệt là lũ lụt. Chúng tôi muốn hiểu tình hình ở nước bạn và các kết quả nghiên cứu có thể giúp chúng tôi xây dựng một kế hoạch thích ứng chiến lược hiệu quả".
Các nhà nghiên cứu đã trình bày các nghiên cứu
Phùng Thanh Bình, một thành viên nghiên cứu của EfD-Vietnam, đã trình bày tổng quan về nguy cơ lũ lụt toàn cầu và những câu chuyện cụ thể từ Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, tiếp theo sau đó là các hàm ý chính sách từ một trong những kết quả công bố gần đây về truyền thông rủi ro, sự tham gia của phụ nữ và tác động giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt.
Hồ Quốc Thông, một nhà nghiên cứu khác của EfD-Vietnam, đã trình bày một nghiên cứu về nuôi tôm và điều tra các phương pháp thích ứng nào là hiệu quả nhất đối với người nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Một phần của chương trình hợp tác
Mir Rashed Sohel, Cố vấn cấp cao của GIZ Bangladesh cho biết: “Các nghiên cứu của EfD-Vietnam rất thú vị và giúp chúng tôi biết thêm về các biện pháp để tăng hiệu quả thích ứng cũng như cách giao tiếp để giảm rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu”.
Buổi thảo luận diễn ra vào ngày 14 tháng 9 và là một phần của chuyến tham quan học tập tại Việt Nam do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức trong một dự án của Bangladesh về Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) và Chương trình hỗ trợ do quốc gia tự quyết định (NDC).
Một số hình ảnh buổi thảo luận
Bài viết liên quan |